Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCMcũng mở cổng đăng ký trực tuyến đối với tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024 từ nay đến 17h ngày 11/5.
Năm học tới, trường tuyển sinh 595 chỉ tiêu vào lớp 10 tại 2 cơ sở là quận 5 (350 chỉ tiêu) và TP Thủ Đức (245 chỉ tiêu).
Phụ huynh học sinh có thể đăng ký trực tuyến tại nhà hoặc đến trường để được hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn đăng ký trực tuyến.
Điều kiện đăng ký dự thi là học sinh xếp loại hạnh kiểm học lực cả năm của các lớp cấp THCS từ loại khá trở lên, xếp loại tốt nghiệp THCS từ loại khá trở lên.
Khi đăng ký dự thi, thí sinh bắt buộc thực hiện 4 bài thi, trong đó 3 bài thi môn không chuyên là Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và 1 bài thi môn chuyên tự chọn trong số các môn gồm: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh.
Trong đó, bài thi môn không chuyên gồm 2 phần tự luận và trắc nghiệm, bài thi môn chuyên thi theo hình thức tự luận.
Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 môn chuyên trong bài thi môn chuyên tự chọn. Trường hợp đăng ký 2 môn, thí sinh cần đảm bảo lựa chọn 1 môn trong mỗi nhóm tổ hợp: Toán - Ngữ văn; tiếng Anh - Vật lý - Hoá học - Sinh học - Tin học.
Điểm xét tuyển vào các lớp chuyên được xác định dựa trên tổng điểm bài thi không chuyên và bài thi môn chuyên tương ứng với tổ hợp xét tuyển của lớp chuyên tương ứng.
Điểm bài thi không chuyên được tính hệ số 1, điểm các bài thi môn chuyên được tính hệ số 2.
Lực lượng này được gọi là “Những người đàn ông xanh bé nhỏ” của Trung Quốc - lực lượng dân quân biển gồm hàng trăm tàu và hàng nghìn thuỷ thủ.
Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sự hiện diện của đội quân này khi bị chất vấn và chỉ gọi đó là “dân quân biển”. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng cái gọi là dân quân biển này thực chất là một phần không thể tách rời trong nỗ lực thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
CNN dẫn lời các chuyên gia nói, các con tàu được sơn màu xanh và thuỷ thủ đoàn của nó (được cho là do Quân đội Trung Quốc kiểm soát và tài trợ) có thể nhanh chóng đưa sự hiện diện lớn của Trung Quốc tới quanh các bãi đá ngầm và đảo tranh chấp.
Lực lượng dân quân trên đã trở thành tiêu đề của nhiều bài báo vào tháng trước khi hơn 200 tàu cá Trung Quốc tập trung quanh Đá Ba Đầu (tên tiếng Anh là Whitsun Reef), thuộc cụm Sinh Tồn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các nhà phân tích tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại Singapore cho hay, họ chưa từng thấy một chiến dịch nào của Trung Quốc ở quy mô như vậy trước đây.
“Sự cố ở Đá Ba Đầu là chưa từng có về quy mô cũng như đáng chú ý về thời gian: số lượng lớn nhất các tàu cá Trung Quốc tập trung bất cứ lúc nào tại một khu vực ở quần đảo Trường Sa và có mặt tại đó trong vài tuần”, Samir Puri và Greg Austin, hai nhà nghiên cứu cấp cao tại IISS viết trên blog của viện này vào tuần trước.
Philippines đã phản đối sự hiện diện này tới Bắc Kinh, gọi các tàu này là hiện diện áp đảo và đe doạ đồng thời yêu cầu các tàu Trung Quốc phải rời khu vực. Bắc Kinh đã phản đối và cho rằng các tàu này, có lúc lên tới 220 chiếc theo thông tin của chính phủ Philippines, neo đậu trong khu vực chỉ đơn giản là tránh thời tiết xấu. Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines thì thẳng thừng hơn khi tuyên bố: “Không có lực lượng dân quân biển như cáo buộc”.
Bất chấp sự phủ nhận của chính phủ Trung Quốc, giới chuyên gia phương Tây đã hiểu rõ về cái mà Lầu Năm Góc gọi là Lực lượng dân quân biển có vũ trang (PAFMM).
Carl Schuster, cựu giám đốc các chiến dịch tại Trung tâm tình báo chung thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nói với CNN: “Lực lượng dân quân biển có vũ trang không đánh cá. Họ có vũ khí tự động trên tàu và thân tàu được gia cố, khiến cho đội quân này rất nguy hiểm ở cự ly gần. Ngoài ra, các tàu có tốc độ tối đa khoảng 21-24 hải lý/giờ, nhanh hơn 90% tàu đánh cá trên thế giới”.
Một số chuyên gia gọi lực lượng dân quân biển này là “Những người đàn ông xanh bé nhỏ”.
“Lực lượng dân quân biển này được Bắc Kinh dùng để áp đặt yêu sách chủ quyền với các quốc gia khác và đưa ra những tuyên bố trái pháp luật”, một báo cáo hồi tháng 12/2020 của những người đứng đầu lực lượng hải quân, thuỷ quân lục chiến và tuần duyên Mỹ cho biết.
“Lực lượng dân quân này là thành phần chủ chốt của lực lượng vũ trang Trung Quốc đồng thời là một phần của cái gọi là Hệ thống các lực lượng vũ trang của nhân dân”, Conor Kennedy và Andrew Erickson, hai chuyên gia hàng đầu của Mỹ về chủ đề này viết cho Trường cao đẳng chiến tranh hải quân năm 2017. Hai chuyên gia này cho biết thêm: “Đó là một lực lượng phát triển, được kiểm soát”.
Theo các chuyên gia phương Tây, khái niệm lực lượng dân quân biển hay lực lượng hải quân không chuyên cho phép Trung Quốc đưa ra các yêu sách về lãnh thổ mà không cần sự tham gia của quân đội.
Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng của RAND Corp năm ngoái viết: “Các hoạt động ở vùng xám được thiết kế để chiến thắng mà không cần chiến đấu bằng cách áp đảo đối thủ với hàng loạt tàu cá”.
Hoài Linh
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin về các hoạt động của tàu dân quân Trung Quốc ở Biển Đông.
" alt=""/>Sự thật về dân quân biển của Trung QuốcNăm học lớp 11, tích lũy vốn kiến thức toàn diện, Hà An tự tin tìm kiếm học bổng để vươn ra thế giới. Nữ sinh tập trung vào việc tìm hiểu trường, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ du học, bắt đầu tự soạn thư giới thiệu, làm bài luận, hồ sơ ngoại khóa và tham gia kì thi IELTS.
Tiêu chí chọn lựa các trường của Hà An không theo thứ hạng mà ưu tiên trường có môi trường, cộng đồng phù hợp, có cơ hội việc làm khi ra trường, hỗ trợ nhiều về tài chính cho học sinh quốc tế.
Hà An kể, thời điểm làm hồ sơ cũng là thời điểm tham dự đội tuyển HSG quốc gia môn tiếng Anh nên em rất áp lực, phải học xuyên đêm, vừa ôn luyện thi HSG quốc gia vừa mày mò tìm tài liệu viết bài luận, tham gia các cuộc phỏng vấn.
Nói về khó khăn khi “săn” học bổng các trường ĐH Mỹ, Hà An cho biết số lượng học bổng của các trường dành cho du học sinh rất ít và đòi hỏi khắt khe, ngoài chứng chỉ IELTS điểm cao, các ứng viên cần có bảng điểm đẹp, thành tích học tập tốt.
“Các ứng viên nộp hồ sơ đều rất giỏi về học thuật lẫn kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa. Em luôn đặt câu hỏi giữa hàng nghìn bộ hồ sơ xuất sắc, điều gì thu hút các nhà tuyển sinh? Em đã dành rất nhiều thời gian không những nghiên cứu về các trường đại học, về nước Mỹ mà còn cả về bản thân em. Khi hiểu rõ bản thân mình, mới phát huy được điểm mạnh, thể hiện tốt nhất với các nhà tuyển sinh”, Hà An nói.
Yêu cầu của các trường đòi hỏi rất cao, Hà An phải trải qua 2 vòng - vòng đơn và vòng phỏng vấn. Ở vòng đơn, Hà An cần chuẩn bị bài luận cũng như giấy tờ liên quan bên trường ĐH Mỹ yêu cầu.
Để hoàn thành các bài luận gửi tới các trường đại học ở Mỹ, nhiều đêm Hà An phải thức trắng, viết đi viết lại nhiều lần. Em kỳ công chuẩn bị không dưới 300 bài luận từ những bài luận 50 từ đến cả những bài luận dài hơn nghìn từ. Nhiều bài luận bản thân em phải viết đến lần thứ 21 mới ưng ý.
Ở bài luận có yêu cầu: “Em lựa chọn điều gì đó, một sự kiện hay một thành tích nào đó làm em thay đổi bản thân...”, thay vì liệt kê thành tích, Hà An đã chọn viết bài luận với tựa đề “Nam mô a di đà phật”.
“Theo em, không phải là những câu chuyện to lớn, những thành tựu nổi bật mới có tầm ảnh hưởng. Đôi khi câu chuyện vụn vặt, những điều bình dị diễn ra hằng ngày mới chính là câu chuyện chân thật nhất, chạm tới cảm xúc sâu thẳm của con người. Trong bài luận, em đã liên hệ giữa tầm ảnh hưởng niệm “Nam mô a di đà phật” với âm nhạc. Điều này đã giúp e thay đổi bản thân, trở nên điềm tĩnh hơn”, Hà An nói.
“Tôi muốn đem âm nhạc của mình để xoa dịu nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh. Dù trong khoảnh khắc nhưng phần nào họ cảm nhận được sự an ủi cũng giống như lời niệm Nam mô a di đà phật đã giúp tôi trong cuộc sống”, một đoạn trong bài luận của Hà An được nhà tuyển sinh đánh giá cao.
Giành nhiều học bổng của Mỹ
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 13 năm qua, Hà Anh xuất sắc được 16 trường đại học, cao đẳng danh giá cấp học bổng cho 4 năm học với mức tài trợ thấp nhất 3 tỷ đồng đến 6,2 tỷ đồng. Tổng giá trị học bổng ước tính lên đến hơn 2,3 triệu USD tương đương 55,5 tỷ đồng.
Trong đó, có những trường như Dickinson College Augustana College và trường Gettysburg College đồng ý hỗ trợ 100% học phí… Mới đây, niềm vui Hà An được nhân lên khi em nhận được thông báo tài trợ học bổng 100% từ trường Agnes Scott College trị giá hơn 6,2 tỷ đồng.
Mỗi năm, trường Đại học Agnes Scott College chỉ cấp học bổng toàn phần duy nhất cho 1 học sinh quốc tế. Hà An học sinh duy nhất của Việt Nam nhận được vinh dự này.
Hà An là nữ sinh duy nhất của Việt Nam gành được học bổng toàn phần của Trường Đại học Agnes Scott College
Hà An quyết định sẽ học tại Trường Đại học Agnes Scott College với học bổng toàn phần bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, ăn ở suốt 4 năm học tập tại Mỹ.
Với nữ sinh 17 tuổi, có được quả ngọt như hôm nay là sự nỗ lực bền bỉ và kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đề ra. Hồ sơ du học của em được chuẩn bị, trau chuốt trong thời gian dài. Ngoài thời gian học tập ở trường, em tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, chương trình ngoại khóa để mở rộng vốn tiếng Anh, trau dồi các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống...
Khi đã chạm tay vào ước mơ, Hà An tiếp tục phấn đấu để bản thân tốt hơn, làm được nhiều việc thiện, lan tỏa những điều tử tế.
Đậu Tình